Tin Tức Và Sự Kiện

[Giải đáp] Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng

Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng bao gồm danh sách các tài sản được sử dụng để thế chấp, biện pháp thỏa thuận và cách xử lý giữa các bên.

Tài sản đảm bảo là cụm từ thường được nhắc đến trong lĩnh vực ngân hàng, nhất là với các giao dịch vay vốn. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tài sản đảm bảo là gì và quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các mắc thắc ấy cho khách hàng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp là gì?

Khi vay thế chấp, người vay cần dùng tài sản có giá trị để đảm bảo rằng mình sẽ thanh toán nợ đầy đủ với bên cho vay. Trong trường hợp bên vay không thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên cho vay có quyền xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận để thu hồi lại được vốn vay. Tất cả những điều trên đều phải đảm bảo thực hiện theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng.

Tài sản đảm bảo được thể hiện dưới dạng giấy tờ, quyền tài sản hoặc vật hữu hình. Riêng với trường hợp vay vốn ngân hàng, các tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản cao, tức là dễ dàng phát mại trên thị trường để đổi thành tiền.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp

Ngân hàng cho vay thế chấp các loại tài sản nào?

Như đã đề cập, quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng khi vay vốn là phải có tính thanh khoản cao. Các tài sản ấy bao gồm những bất động sản có khả năng mua, bán dễ dàng mà không bị mất đi giá trị, cụ thể:

  • Đất đai, nhà cửa, công trình gắn liền với đất.
  • Đối với tài sản là bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
  • Các cơ sở sản xuất kinh doanh (xí nghiệp, khách sạn, cửa hàng, nhà kho,...).
  • Một số tài sản khác nếu pháp luật có quy định.

Lưu ý, các tài sản sau đây không thể dùng để vay thế chấp theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng:

  • Các tài sản bị cấm kinh doanh, chuyển nhượng.
  • Tài sản hiện đang bị tranh chấp.
  • Tài sản không thuộc quyền sở hữu của người đi vay, người bảo lãnh.
  • Tài sản đi thuê, mượn.
  • Tài sản đang bị niêm phong, thu hồi, tạm giữ, chuẩn bị giải thể,...
  • Tài sản đang được dùng để cầm cố, thế chấp cho bên khác.
  • Tài sản khó giao dịch, cất giữ.

Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng

Ngân hàng chấp nhận các tài sản đảm bảo dựa trên quy định của pháp luật. Trong quá trình cho vay thế chấp, phía ngân hàng cho vay và khách hàng là người vay sẽ thỏa thuận, đi đến thống nhất về biện pháp xử lý tài sản đảm bảo.

Khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng thì bên cho vay có quyền yêu cầu chuyển giao tài sản để phát mại. Khi bên vay chấp nhận việc phát mại tài sản, phía ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục đấu giá tài sản theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng. 

Tùy ngân hàng mà sẽ có những quy định khác nhau để xử lý tài sản đảm bảo. Thông thường, khi khách hàng có tình trạng nợ xấu kéo dài, ngân hàng sẽ tìm cách liên hệ và hỗ trợ tối đa để khách hàng tạo ra thu nhập trả được nợ. Việc phát mại tài sản khá mất thời gian và thường chỉ xảy ra khi khách hàng có thái độ chống đối, không muốn trả nợ.

Trong trường hợp khách hàng không trả nợ và cũng không đồng ý phát mại tài sản, ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Thông thường, pháp luật sẽ hỗ trợ ngân hàng thu hồi tài sản đảm bảo bởi đây là quyền của bên cho vay được nêu rõ trong hợp đồng. Một số hình thức phát mại theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng bao gồm:

  • Ngân hàng bán đấu giá tài sản.
  • Ngân hàng tự bán tài sản cho một bên mua khác.
  • Ngân hàng nhận chính tài sản đó thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đảm bảo.
  • Phương thức khác.

Nếu trong hợp đồng thế chấp, ngân hàng và người vay không có thỏa thuận về cách xử lý tài sản đảm bảo thì tài sản ấy sẽ được bán đấu giá.

Phiên họp bán đấu giá tài sản đảm bảo

Quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo

Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng đều được dựa trên quy định của pháp luật. Theo các điều khoản trong Bộ luật Dân sự 2015, một số quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm có thể được tóm tắt như sau:

Các loại tài sản được áp dụng làm tài sản đảm bảo

Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản đảm bảo như sau:

  • Phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo, không được sử dụng các tài sản thuê, mượn,...
  • Là tài sản hiện đang có hoặc sẽ hình thành trong tương lai.
  • Có giá trị lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của nghĩa vụ được đảm bảo.

Trong hợp đồng giao dịch, hai bên có thể tự thỏa thuận về giá của tài sản đảm bảo hoặc nhờ các tổ chức có uy tín định giá tài sản. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể, việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ được dựa trên giá trị mà tổ chức định giá công bố. Các tổ chức này có trách nhiệm phải định giá tài sản hợp lý, phù hợp với thị trường, nếu có xảy ra hành vi trái pháp luật thì tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại.

Các giao dịch với tài sản đảm bảo

  • Các giao dịch nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của 2 bên bao gồm: đặt cọc, cầm cố tài sản, thế chấp, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.
  • Bên nhận tài sản đảm bảo có quyền truy đòi tài sản đảm bảo trong trường hợp người vay không trả được nợ và tài sản đảm bảo đang được cất giữ, sử dụng, khai thác,... bởi bên thứ ba; tài sản đảm bảo bị phá hủy, làm mất,... và được thay thế bằng tài sản khác; tài sản đang được dùng để thế chấp nhưng bị đem đi bán, trao đổi và các trường hợp khác theo quy định. 
  • Trường hợp người thế chấp, cầm cố tài sản là cá nhân đã qua đời, quyền truy đòi tài sản sẽ không chấm dứt mà sẽ thực hiện chuyển giao nghĩa vụ sang cho người thừa kế của bên đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Chủ thể tham gia vào quan hệ đảm bảo

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, các chủ thể tham gia vào quan hệ đảm bảo bao gồm:

  • Bên đảm bảo là: bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên cầm cố, bên vay vốn trong hợp giao dịch cho vay thế chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
  • Bên nhận đảm bảo là: bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho cầm cố, các tổ chức cho vay thế chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.

Các chủ thể này phải là công dân hoặc tổ chức kinh tế Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Việc nhận thế chấp phải thực hiện đúng theo quy định về tài sản bảo đảm, không trái với đạo đức, xã hội. 

Xử lý tài sản đảm bảo  

Theo Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản, sau đó dùng tiền thu được bù đắp cho nghĩa vụ chưa thực hiện được.
  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản cho người khác không thông qua đấu giá.
  • Bên nhận đảm bảo quyết định thu hồi, sử dụng và sở hữu chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ chưa thực hiện được.

Trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận rõ ràng về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản ấy sẽ được tổ chức bán đấu giá theo quy định.

Pháp luật quy định về tài sản đảm bảo

Cá nhân vay thế chấp cần điều kiện gì?

Khi vay thế chấp, người vay cần đáp ứng các điều kiện theo quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng như sau:

  • Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nằm trong nhóm tuổi đủ sức lao động (từ 18 đến 60 tuổi với nam, đến 55 tuổi với nữ). Nếu bên vay là cá nhân từ 15 đến 18 tuổi thì cần có người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/hộ chiếu phải còn hiệu lực.
  • Có sổ hộ khẩu/tạm trú hợp pháp.
  • Không thuộc các đối tượng đang bị điều tra hình sự, đang bị khởi tố vi phạm pháp luật.
  • Hiện không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
  • Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của người đi vay. Nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của cả hộ gia đình nhiều người thì cần phải có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu. Sự đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản và được chứng thực bởi cơ quan pháp lý.
  • Tài sản đảm bảo hiện không xảy ra tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch của nhà nước.

Qua bài viết trên, hy vọng quý khách hàng đã có cho mình cái nhìn chi tiết hơn về tài sản đảm bảo và quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng theo pháp luật. Nếu vẫn còn thắc mắc, xin quý khách hãy liên hệ ngay Vay Thế Chấp HCM để được giải đáp và tư vấn gói vay ưu đãi.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

(Chúng tôi sẽ liên hệ Quý khách ngay)
Những mục có dấu (*) là bắt buộc phải nhập
Họ Tên (*)
 
Năm sinh
Số điện thoại (*)
 
Địa chỉ liên lạc
Số tiền vay
Mục đích vay
Mã xác thực (*)

 
 
Mr Minh