KINH NGHIỆM VAY MUA NHÀ VÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN VỚI LÃI SUẤT TỐT NHẤT
Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng để mua nhà hoặc đầu tư bất động sản với chính sách cho vay và lãi suất tốt nhất• Lợi ích khi vay thế chấp nhà mua tại ngân hàng:
- - Với cá nhân các bạn trẻ/gia đình trè có thu nhập khiêm tốn thì vay thế chấp ngân hàng để mua nhà mang lại nhiều lợi ích như sau:
+ Có cơ hội sở hữu nhà/đất/căn hộ khi chỉ có 1/3 tài chính để mua bất động sản đó
+ Dễ dàng sở hữu bất động sản đầu tiên ngay cả khi bạn chưa đứng tên sở hữu nhà/đất nào
+ Được áp dụng nhiểu chương trình ưu đãi/ khuyến mãi từ ngân hàng và chủ đầu tư khi vay mua căn hộ/nhà đất đó với thời gian trả góp dài hạn và mức lãi suất ưu đãi theo chương trình liên kết giữa ngân hàng và nhà phát triển dự án đó
+ Bạn hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý củ dự án/căn hộ đó vì khi thẩm định cho vay thế chấp chính tài sản mua thì ngân hàng đã thẩm định kỹ càng về giấy tờ, uy tín chủ đầu tư,..
- Chia sẻ kinh nghiệm vay thế chấp chính nhà mua từ các chuyên gia:
+ Nên chọn dự án và ngân hàng nào liên kết để cho vay :
Các ngân hàng lớn có tên tuổi thường liên kết với các dự án của chủ đầu tư uy tín, bạn nên tham khảo cả hai. Ngân hàng uy tín sẽ giảm bớt rủi ro về lãi suất vay thế chấp, hạn mức phê duyệt khoản vay,.. Còn chủ đầu tư uy tín sẽ giảm bớt rủi ro về pháp lý dự án, tính thanh khoản của bất động sản mua, các chương trình khuyến mãi/ưu đãi mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn,..
+ Bạn cần chuẩn bị it nhất 30% tài chính để mua căn hộ/nhà đất, tương đương 1/3 giá trị tài sản phải đến từ vốn tự có của bạn, 70-75% còn lại sẽ do ngân hàng thu xếp tài trợ.
+ Bạn cần cân nhắc khả năng trả nợ chỉ nên chiếm từ 40-50% tổng thu nhập hàng tháng của bạn và người đồng trả nợ để không gây rủi ro cho chính bạn trong quá trình trả nợ, vì thời gian vay thế chấp mua nhà tương đối dài có thể tối đa 30 năm nên cần đề phòng khả năng biến động lãi suất vay trong dài hạn.
+ Bạn nên đọc kỹ hợp đồng tín dụng/ hợp đồng vay vốn và yêu cầu nhân viên tín dụng giải thích rõ các điều khoản bạn chưa rõ để tránh gây bất lợi hoặc khiếu nại về khoản vay trong quá trình vay. Các điều khoản đặc biệt lưu ý bao gồm: phí trả nợ trước hạn có hợp lý không, lãi suất sau ưu đãi tính như thế nào ( gồm lãi suất cơ sở + biên độ), lãi vay tính trên dư nợ ban đầu hay dư nợ giảm dần và so sánh tìm hiểu các điều khoản này giữa các ngân hàng với nhau, thời gian vay vốn tối đa bao nhiêu năm, phương thức trả góp có kiểu trả góp bậc thang hay không ( phù hợp với tài chính những bạn muốn giảm áp lực trả tối đa trong 3-5 năm đầu tiên). Sau khi ngân hàng giải ngân cần giữ một bộ hợp đồng mà bạn đã ký với ngân hàng vì đôi khi nhân viên tín dụng quên không trả cho khách hàng.
- • Những điểm cần lưu ý cần tránh khi vay thế chấp mua nhà hoặc đầu tư bất động sản:
- Khoản trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40-50% tổng thu nhập bạn kiếm được hàng tháng ( đề phòng bất trắc khi thay đổi về công việc, lãi suất biến động, những rủi ro khác trong cuộc sống..)
- Tránh vay mua/đầu tư cùng lúc nhiều dự án/nhà đất quá khả năng chi trả của bạn
- Vay thế chấp nhà mua tại ngân hàng mà chưa tìm hiểu kỹ, chưa có sự so sánh chính sách cho vay giữa các ngân hàng với nhau
- Chủ động hỏi / yêu cầu nhân viên tín dụng tư vấn rõ và giải thích các điều khoản bạn còn thắc mắc trong hợp đồng tín dụng.
Chúc bạn có các quyết định đúng đắn và lựa chọn được ngân hàng cho vay thế chấp mua nhà phù hợp nhất với mình. Để tìm hiểu và được tư vấn thêm về các gói vay mua nhà ưu đãi nhất hiện nay,
Bạn vui lòng liên hệ theo số hotline/zalo của vayvonhcm.com nhé: 090.91.00007
CÁC TIN KHÁC
- Nợ xấu nhóm 2 là gì? Có tiếp tục vay vốn được không?
- Cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà
- [Update] Ngân hàng cho vay nợ xấu mới nhất mà bạn nên biết
- Nợ xấu ngân hàng là gì? Bị nợ xấu có vay được không?
- Cách tính lãi suất vay Ngân hàng TPBank dễ dàng nhất
- Cách tính lãi suất vay Ngân hàng BIDV đơn giản và nhanh chóng
- Mẫu hồ sơ vay vốn Ngân hàng Agribank cần những gì?
- Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD cực kỳ đơn giản
- Ngân hàng Agribank là ngân hàng gì? Có uy tín không?
- Ngân hàng ACB là ngân hàng gì? Có uy tín không?