Tin Tức Và Sự Kiện

Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng

Nắm rõ định nghĩa giải ngân là gì, cũng như quy trình giải ngân khi có nhu cầu vay vốn thì hồ sơ của bạn sẽ được ngân hàng tiến hành nhanh chóng hơn.

Giải ngân là một thuật ngữ mà bạn đã được nghe rất thường xuyên khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ giải ngân là gì, quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng là như thế nào chưa? Bài viết dưới đây, Vay Thế Chấp HCM sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa giải ngân là gì, cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục giải ngân. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giải ngân là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, giải ngân có nghĩa chính là việc ngân hàng tiến hành chi một khoản tiền cho người đi vay theo thỏa thuận của hợp đồng vay vốn đã được ký kết. Người đi vay sẽ nhận được khoản thanh toán này bằng hình thức tiền mặt, séc, thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản tùy theo nhu cầu. 

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn tất mọi dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng. Quá trình giải ngân có thể được thực hiện trong một lần hoặc chia nhỏ thành nhiều lần tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là gì?

Sau khi đã hiểu được giải ngân là gì, Vay Thế Chấp HCM sẽ chia sẻ tiếp cho bạn những thông tin về hình thức và quy trình giải ngân khi vay vốn tại ngân hàng.

Các hình thức giải ngân phổ biến

Tùy theo mục đích và nhu cầu vay vốn của người đi vay theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng mà sẽ có các hình thức giải ngân khác nhau, có thể là tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, giải ngân một lần, giải ngân theo kỳ, giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa,...

Trong đó, hai hình thức được các ngân hàng áp dụng phổ biến nhất hiện nay chính là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa.

Giải ngân phong tỏa

Có thể hiểu, giải ngân phong tỏa là hình thức mà ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán khoản vay qua một đơn vị khác theo mục đích ban đầu của người đi vay. Nghĩa là, với hình thức này, người đi vay sẽ nhận được tiền nhưng không thể rút ra để sử dụng mà sẽ bị khóa tạm thời cho đến khi người đi vay hoàn tất thủ tục mua bán tài sản, hàng hóa hay đăng ký sang tên tài sản theo mục đích ban đầu được ghi trong hồ sơ vay vốn. 

Giải ngân phong tỏa thường được áp dụng đối với những trường hợp người đi vay có nhu cầu vay vốn để mua hàng hóa, bất động sản, ô tô,... Hình thức này mang lại sự an toàn cho ngân hàng cũng như người đi vay vì có thể tránh được các mâu thuẫn phát sinh khi khâu thẩm định hồ sơ, kê khai thuế,...

Một số bài viết liên quan:

Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho công ty mà người đi vay có nhu cầu mua tài sản nếu lựa chọn hình thức giải ngân phong tỏa

Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho công ty mà người đi vay có nhu cầu mua tài sản nếu lựa chọn hình thức giải ngân phong tỏa

Lúc này, số tiền mà bên bán tài sản nhận được sẽ được xem như một món tiền tiết kiệm và hưởng lãi suất theo thị trường. Tuy nhiên, điều này đôi khi cũng gây nhiều nên sự khó chịu cho người bán vì phải chờ đợi đến khi sang tên tài sản thì mới được nhận số tiền trong tài khoản.

Giải ngân không phong tỏa

Ngược lại với hình thức giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa nghĩa là người đi vay sẽ nhận được khoản tiền vay vốn vào tài khoản của bản thân và có thể rút ra để sử dụng ngay. 

Với hình thức này, người đi vay sẽ nhận được tiền và có thể sử dụng theo ý muốn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ gặp khá nhiều rủi ro nếu áp dụng hình thức này nên thường chỉ áp dụng đối với các khoản vay nhỏ.

Người đi vay sẽ nhận được tiền ngay nếu áp dụng hình thức giải ngân không phong tỏa

Người đi vay sẽ nhận được tiền ngay nếu áp dụng hình thức giải ngân không phong tỏa

Quy trình các bước giải ngân vay vốn ngân hàng

Quy trình giải ngân khi vay vốn thực chất chính là quy trình vay vốn ngân hàng thông thường, cũng bao gồm 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1 - Thực hiện đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin vay vốn với ngân hàng: Bạn cần tiến hành đăng ký và kê khai các thông tin liên quan đến hồ sơ vay vốn với phía ngân hàng, bao gồm thông tin cá nhân, mục đích vay, khả năng chi trả khoản vay,... Sau đó, chuyên viên ngân hàng sẽ xác thực lại thông tin mà bạn đã kê khai.
    • Bước 2 - Thực hiện các thủ tục vay vốn: Bạn cần cung cấp đầy đủ các hồ sơ, thủ tục vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng để được ngân hàng chấp thuận nhu cầu vay vốn. Bạn có thể xem các hồ sơ cần chuẩn bị tại bài viết “Điều kiện và thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng Sổ đỏ”.
    • Bước 3 - Thẩm định hồ sơ vay vốn: Chuyên viên ngân hàng tiến hành thẩm định tính chính xác của những thông tin mà bạn đã cung cấp ở bước 1 để đảm bảo bạn có đủ điều kiện để vay vốn hay không.
    • Bước 4 - Phê duyệt hồ sơ vay vốn: Sau khi hồ sơ của bạn đã được xác nhận là đủ điều kiện vay vốn thì chuyên viên sẽ chuyển toàn bộ lên cấp trên để xem xét về quyết định phê duyệt hồ sơ.
  • Bước 5 - Giải ngân: Sau khi hồ sơ của bạn được phê duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn đã được ký kết.

Quy trình giải ngân thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng

Quy trình giải ngân thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân là gì?

  • Cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ vay vốn của ngân hàng trước khoảng 1 - 2 tháng để đảm bảo bản thân đã hiểu rõ các điều kiện vay vốn của ngân hàng, cũng như đảm bảo thời gian được giải ngân để tránh làm lỡ kế hoạch trong tương lai.
  • Nên kê khai thông tin vay vốn một cách chi tiết, rõ ràng và trung thực để quá trình thẩm định tính xác thực của hồ sơ được diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng. Bạn cũng có thể dành thời gian đến trực tiếp ngân hàng để trao đổi và bổ sung hồ sơ nếu như có thiếu sót một cách kịp thời.
  • Đọc thật kỹ các yêu cầu, điều kiện vay vốn, lãi suất, hạn mức cho vay, thời gian chi trả,... trong hợp đồng trước khi ký.
  • Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì có hạn mức vay lớn, phù hợp với những khách hàng đang cần nhiều vốn để mua nhà, ô tô,... Song, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên vay thế chấp ngân hàng nào uy tín, có lãi suất ưu đãi >>> Xem thêm chi tiết

Một số câu hỏi thường gặp

Thời gian giải ngân khi vay vốn ngân hàng thường diễn ra trong bao lâu?

Tùy vào từng ngân hàng mà thời gian giải ngân sẽ mất khoảng 1 - 2 ngày. Nếu hồ sơ vay vốn phức tạp thì có thể mất từ 4 đến 7 ngày làm việc (hoặc có thể hơn) để ngân hàng giải ngân.

Tần suất giải ngân là gì?

Tần suất giải ngân nghĩa là số lần mà ngân hàng thực hiện giải ngân khoản vay của bạn trong một thời gian nhất định. Tần suất giải ngân là không cố định mà sẽ phụ thuộc vào người đi vay, mục đích vay vốn, giá trị khoản vay,...

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến giải ngân là gì, cũng như quy trình giải ngân mà Vay Thế Chấp HCM muốn chia sẻ đến bạn. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu và thời gian giải ngân khác nhau, để được hỗ trợ thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng với hạn mức lên đến 100 tỷ đồng, bạn hãy liên hệ với Vay Thế Chấp HCM ngay nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

(Chúng tôi sẽ liên hệ Quý khách ngay)
Những mục có dấu (*) là bắt buộc phải nhập
Họ Tên (*)
 
Năm sinh
Số điện thoại (*)
 
Địa chỉ liên lạc
Số tiền vay
Mục đích vay
Mã xác thực (*)

 
 
Mr Minh